Dù không quá nguy hiểm, nhưng rôm sảy lại làm bé ngứa ngáy khó chịu, biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc, khiến cho cả bé và mẹ đều mệt mỏi. Do đó, khi phát hiện thấy rôm sảy xuất hiện trên da bé, mẹ nên điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con yêu.

Dưới đây là một sốmẹo trị rôm sảy rất hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo:

5 mẹo trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

1. Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá chè xanh

Trong lá chè xanh có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn , chống được phóng xạ… giúp tạo thành một lớp màng bao bọc , che chở cho bé khỏi những ảnh hưởng từ những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên không nên tắm quá nhiều lần vì da bé rất nhạy cảm.

5 mẹo trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

2. Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá dâu tằm

– Rửa sạch 20gr lá dâu tằm, dùng túi vải bọc lại rồi đun sôi với khoảng 5 lít nước. Chờ nước nguội bớt thì tắm cho bé. Sau khi lau khô người, thoa thêm vào vùng bị rôm sảy một lớp bột đậu xanh. Áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

3.Trị rôm sảy cho trẻ bằng lá khế

Lấy 1 nắm lá khế, ngâm rửa thật sạch, tuốt bỏ phần gân cứng, xay hoặc giã nát với 1 chút muối hạt. Sau đó, mẹ đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục phương pháp này trong 3 – 4 ngày là mẹ có thể yên tâm vì những vùng da mẩn đo do rôm sảy đã bay đi đáng kể.
5 mẹo trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

4. Trị rôm sảy bằng mướp đắng

Mỗi lần tắm cho bé, mẹ chỉ cần mua 2 quả mướp đắng cỡ vừa, rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Mướp đắng sẽ khiến làn da bé dịu mát hơn rất nhiều và rôm sảy cũng lặn bớt đi.
5 mẹo trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

5. Trị rôm sảy bằng lá Sài đất

Cây sài đất có thể dễ dàng kiếm được ở bất cứ nơi nào thuộc vùng nông thôn. Các mẹ ở thành phố cũng có thể mua được cây sài đất tại các chợ. Cây sài đất tươi nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại.
 
5 loại thảo dược trên rất tốt trong việc trị rôm sảy cho bé, nếu tìm được cùng lúc các loại trên để tắm cho bé thì những nốt rôm sảy sẽ bay đi rất nhanh. Trong trường hợp bạn quá bận rộn hoặc xung quanh không có các loại cây này, thì bạn nên tìm đến 1 sản phẩm tắm có nguồn gốc thảo dược để tắm cho bé, tránh sử dụng các loại sữa tắm chứa hóa chất, sẽ khiến cho làn da mỏng manh của bé bị tổn thương.

Vậy khi bé bị rôm sẩy thì tắm sữa tắm gì ?

Khi bé bị rôm sẩy, làn da bé sẽ rất dễ bị kích ứng, điều bạn cần làm là tắm thật nhẹ nhàng bằng sản phẩm tắm thảo dược không chứa hóa chất, ví dụ như Gel tắm thảo dược Bagnokid. Đúng như tên  gọi, Bagnokid là sản phẩm tắm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được bào chế dưới tạo gel,dễ tan trong nước. Chỉ cần hòa 1 gói là có thể thay thế cho 5 loại thảo dược bên trên. Tinh dầu tràm gió trong gel tắm Bagnokid cũng giúp phòng ngừa cảm lạnh cho bé.
Ngoài ra, trong Bagnokid còn có chứa chiết xuất hoàng liên chân gà – một vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn, ức chế virut cúm, giúp bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Sau khi khỏi rôm sảy, bạn vẫn nên cho bé tắm cùng với gel tắm Bagnokid hàng ngày để làm mát da, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa.
Tại sao mẹ nên dùng gel tắm thảo dược bagnokid cho bé yêu

 Một số lưu ý để trẻ không bị rôm sẩy

  • Không nên mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ, không nên ủ trẻ quá kỹ
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước mát, nước dừa
  • Không để trẻ gãi làm trầy xước các vết rôm sẩy vì dễ gây nhiễm trùng da.
  • Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo và thoáng mát.
  • Nên làm sạch không khí và quần áo để trẻ thoải mái vui chơi không lo nấm bệnh
  • Sử dụng các loại kem và phấn rôm đảm bảo chất lượng và không nên thoa quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông trẻ, dễ gây rôm sảy hơn.
  • Khi nấu nước lá tắm, cần phải ngâm lá thật sạch với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu.
  • Không tắm lá tươi khi da bé đã bị tổn thương, mưng mủ… lúc này một số loại vi khuẩn từ lá tắm vẫn còn sống và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
  •  Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu thoáng mát.
  • Không cho trẻ ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,… cần cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *