Bệnh thủy đậu do vi rút Varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn.Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, nhất là ở trẻ em, vì sức đề kháng còn yếu.

Bệnh thủy đậu không chỉ lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi nói chuyện… mà còn lây qua đường tiếp xúc, dùng chung quần áo chăn màn…

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2-3 tuần.

Bệnh thủy đậu gây bội nhiễm ở trẻ em như thế nào ?

Đây là một loại biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ mắc thủy đậu. Các vết mụn phồng rộp sẽ gây nên những tổn thương lớn trên bề mặt da.

Khi trẻ gãi ngứa, các nốt mụn rộp này sẽ vỡ ra chảy nước và trầy xước, gây viêm nhiễm lở loét. Sau khi khô và bong vảy cũng thường để lại sẹo sâu trên da rất khó hồi phục.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em

bệnh thủy đậu ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm

 

– Viêm phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu. Biểu hiện của viêm phổi ở trẻ nhỏ là ho ra máu, khó thở, thở nhanh, sốt cao. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

– Viêm não cũng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh thủy đậu, tỉ lệ tử vong do viêm não biến chứng từ thủy đậu là 5-20%. Nếu nặng có thể bại não, liệt toàn thân.

– Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong giai đoạn đầu (13-20 tuần) có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

– Biến chứng thường gặp nhất là trẻ bị viêm da bội nhiễm khiến cho trẻ đau đớn khó chịu.

– Sau khi khỏi những nốt mụn nước bị bội nhiễm này sẽ để lại sẹo sâu rất mất thẩm mỹ và khó có thể hồi phục được.

-Thủy đậu cũng là nguyên nhân khiến mắc chứng bệnh giời leo, zona sau này cho người bệnh.

Vậy phải làm sao để phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhất

  • Trẻ từ 1-12 tuổi chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu.
  • Mẹ bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai 3-6 tháng để phòng thủy đậu trong thai kỳ.
  • Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần để cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu, không dùng chung quần áo, chăn màn, vật dụng cá nhân với người bị bệnh thủy đậu.

Làm sao để điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ hiệu quả nhất

  • Khi bé bị thủy đậu, điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ, tránh để viêm nhiễm lây lan. Một số cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu thì phải kiêng tắm hoàn toàn, điều này là sai lầm. Vì cơ thể ra mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
  • Nếu không tắm phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng nước ấm cho trẻ, có thể sử dụng nước muối pha loãng để sát khuẩn.
  • Nước tắm nên được đun sôi để nguội.
  • Để những nốt thủy đậu nhanh chóng khô và se lại, mẹ có thể tắm lá cho bé. Tuy nhiên nếu mẹ không yên tâm tắm lá cho bé vì sợ có chứa vi khuẩn thì giải pháp cho mẹ là dùng gel tắm thảo dược Bagnokid.
  • Mỗi lần tắm mẹ nên pha vào 1 gói Gel tắm thảo dược Bagnokid. Gel tắm Bagnokid được chiết xuất từ những nguyên liệu thiên nhiên như mướp đắng, hoàng liên, chân gà, sài đất, dâu tằm… rất hiệu quả cho việc điều trị thủy đậu ở bé. Gel tắm Bagnokid là giải pháp thay thế cho các loại lá tắm một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh khói bụi.
  • Khi trẻ bắt đầu khỏi bệnh, cần tránh nắng cho trẻ, không cho trẻ gãi gây xước da, bổ sung nhiều nước và các thức ăn chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng cho trẻ.
  • Khi trẻ có những biến chứng co giật, hay sốt cao cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ điều trị tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *